Làm thế nào để tạo động lực học tiếng Nhật HIỆU QUẢ (giúp bạn YÊU THÍCH việc học hơn)
Khám phá bí quyết để duy trì động lực và học tiếng Nhật HIỆU QUẢ hơn mỗi ngày.
Bạn có bao giờ tự hỏi rằng: "làm thế nào để có thể có động lực để tiếp tục học tiếng Nhật?”
hay cảm thấy mệt mỏi, trì trệ khi việc học không tiến bộ hay không có kết quả như ý chưa?
Nếu có thì không sao đâu, đã có mình ở đây. Mình cũng từng trải qua những cảm xúc tương tự, và hiểu rõ chúng như thế nào. Và mình luôn tin rằng, "mọi thứ đều sẽ có cách giải quyết của chúng” nếu bạn chấp nhận và nhìn lại. Cho nên, hãy cùng mình tìm hiểu thông qua những dòng chia sẻ dưới đây nha.
1. Đừng vội vàng tìm kiếm câu trả lời
Trước khi vào cách giải quyết, mình có 1 câu hỏi cho bạn.
Bạn hãy thử nghĩ xem liệu:
Bạn đang cảm thấy nản tiếng Nhật vì điều gì?
Có phải là do:
Bạn không có mục tiêu rõ ràng?
Bạn không biết học để làm gì?
Bạn học đơn giản chỉ vì thích?
Hay đơn giản là vì bạn không có ai đồng hành?
Sẽ còn có nhiều lý do và cách giải quyết khác nhau, nên việc hiểu rõ “tại sao bạn lại mất động lực” là một điều cần thiết. Vậy nên, bạn có thể thử dành ra vài phút để suy nghĩ rồi chuyển qua phần tiếp theo nha.
2. Giải quyết từ gốc
Nguyên nhân 1: Không có mục tiêu rõ ràng
Bạn có thể nhìn lại mục tiêu hiện tại của mình xem liệu nó không rõ ràng ở chỗ nào?
Gợi ý 2 dấu hiệu:
Cảm thấy mơ hồ khi nhìn lại
Vẫn chưa thấy rõ ở đâu nhưng không biết ở chỗ nào
Bạn có thể làm rõ chúng thông qua 4 bước như sau:
Xác định vấn đề, làm rõ: Mô hình 5W1H
Xác định nguyên nhân: 5Why
Nguyên nhân cốt lõi: 80/20
Đặt mục tiêu mới: SMART
Bạn hãy coi thử 1 ví dụ ở dưới đây:
1. Xác định vấn đề, làm rõ: Mô hình 5W1H
What: Mình đang học tiếng Nhật.
Why: Vì mình muốn hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản và có thể giao tiếp bằng tiếng Nhật.
Where: Học tại nhà, thông qua các nguồn tài liệu online và các khóa học trên mạng.
When: Mỗi ngày 2 tiếng sau giờ làm việc.
How: Mình sử dụng app học từ vựng, xem anime và luyện nghe.
2. Xác định nguyên nhân: 5Why
Mình tự hỏi tại sao mình lại mất động lực:
Tại sao 1: Vì mình không thấy rõ mục tiêu lớn.
Tại sao 2: Vì mình chỉ học theo thói quen chứ không có kế hoạch cụ thể.
Tại sao 3: Vì mình chưa từng đặt ra mục tiêu rõ ràng từ đầu.
Tại sao 4: Vì mình nghĩ học tiếng Nhật là sở thích, không cần mục tiêu cụ thể.
Tại sao 5: Vì mình chưa thực sự xem học tiếng Nhật như một kỹ năng quan trọng mà chỉ là sở thích ngẫu hứng.
3. Nguyên nhân cốt lõi: 80/20
Qua việc phân tích, mình nhận ra rằng vấn đề lớn nhất là mình chưa xác định được mục tiêu cuối cùng và không có kế hoạch học tập dài hạn.
4. Đặt mục tiêu mới: SMART
Vì vậy, mình quyết định lập một kế hoạch mới theo tiêu chí SMART:
Specific: Mình muốn đạt trình độ N3 trong vòng 1 năm.
Measurable: Mỗi ngày học 25 từ vựng mới, ôn lại 15 từ cũ, và hoàn thành 3 bài luyện nghe trong tuần.
Achievable: Mình sẽ dành ra 1.5 giờ mỗi ngày để học, và đăng ký thi JLPT N3 vào tháng 12 năm sau.
Relevant: Mục tiêu này giúp mình nâng cao khả năng giao tiếp và mở rộng cơ hội việc làm trong ngành liên quan đến Nhật Bản.
Time-bound: Mình có 12 tháng để đạt mục tiêu này, sẽ đánh giá tiến trình mỗi 3 tháng để điều chỉnh.
Nếu trường hợp bạn đã thử các cách trên, nhưng cần thêm ý kiến từ người khác thì bạn có thể bình luận ở dưới bài viết này
hoặc tham khảo prompt cho AI dưới đây:
“Bạn là một chuyên gia hoạch định mục tiêu với kinh nghiệm 10 năm. Hãy cho tôi biết mục tiêu dưới đây đã đủ cụ thể và rõ ràng chưa. Mục tiêu là làm rõ ra mục tiêu rõ ràng kèm theo kế hoạch hành động cụ thể trong X tháng.”
Nguyên nhân 2: Không biết học để làm gì
Mình nhớ tới 1 câu nói của bác Phan Văn Trường trong podcast Cách tạo động lực trong học ngôn ngữ? rằng: ”Mình nản học vì mình không có cái gì để phấn đấu, không biết học để làm gì”.
Vì thế mình sẽ đề xuất 2 cách giải quyết:
Bắt đầu từ kết thúc: “Bạn muốn trở thành ai hay đạt được kết quả gì khi học tiếng Nhật?”. Bạn có thể tìm hiểu các nghề nghiệp liên quan đến tiếng Nhật thông qua việc tìm kiếm trên google
hoặc
Tham gia cuộc thi: không những bạn có thể rèn luyện khả năng tiếng Nhật của mình mà còn có thêm những bài học những đúc kết thông qua những trải nghiệm.
Các bạn có thể theo dõi các trang dưới đây để cập nhật thông tin về cuộc thi:
Facebook:
Trang web:
Nguyên nhân 3: học đơn giản chỉ vì thích
Tất nhiên, học đơn giản vì thích sẽ tốt khi bạn mới bắt đầu NHƯNG chúng sẽ trở nên mai một thậm chí khiến cho bạn cảm thấy mơ hồ khi học về lâu dài.
Học vì thích không xấu, nó chỉ xấu khi bạn không còn cảm thấy phù hợp với lý do đó nữa.
Điển hình là trường hợp của mình: mình cũng bắt đầu tiếng Nhật với lý do “học thử” xong trở nên thích từ khi nào không hay.
Nhưng gần đây, mình nhận ra rằng lý do này “không còn phù hợp để mình tiếp tục nữa” nên mình đã suy ngẫm về việc kiếm một lý do khác. Tuy không hề đơn giản, nhưng trước mắt bạn có thể thử ghi ra giống mình như hình sau:

Nguyên nhân 4: Không có ai đồng hành
Nếu bạn là một người thích hoặc muốn thử giao lưu với người Nhật, bạn có thể thử 2 cách:
App giao lưu ngôn ngữ: Hello talk, Tandem
3 câu lạc bộ tiêu biểu tại TP. Hồ Chí Minh:
カラフル日本語クラブ
チョイオイ日本語クラブ- Chời ơi Group Tiếng Nhật
Câu lạc bộ Tiếng Nhật Tonichi - 東日クラブ
hoặc nếu bạn đang tìm các bạn cùng trình độ thì đây là những nhóm mình giới thiệu:
Tham gia nhóm tương tác, kiến thức tiếng Nhật:
Facebook:
Không Giỏi Tiếng Nhật - Xoá Group !!!
Học tiếng Nhật qua phim cùng Aanime
Học Tiếng Nhật ( 日本語勉強 )
Reddit:
r/Japaneselanguage,
r/LearnJapanese
Quora: Japanese
Lưu ý: Bạn cần nhớ rõ lý do mục đích mình muốn giao lưu là vì điều gì dù chọn hình thức nào nha
Nguyên nhân 5: Trì hoãn hoặc không có thời gian
Đây cũng là một trong những rào cản tiêu biểu khiến bạn mất đi nhiệt huyết với tiếng Nhật, nhưng quan điểm của mình là:
“không phải không có thời gian mà là mình có THẬT SỰ muốn ƯU TIÊN” hay không?
Chúng ta đều có 24h như nhau, và điều quan trọng là “bạn muốn có 24h như thế nào?”
Bạn có muốn tiếng Nhật nằm trong danh sách ưu tiên không?
Nếu có thì bạn có thể thử 1 phương pháp đơn giản như sau mang tên: What-When-Where?
Đây là một phương pháp giải quyết những vấn đề, đầu việc mà bản thân trì hoãn hoặc muốn làm nhưng chưa biết sắp xếp ra sao.
What - Đại diện cho công việc mình muốn làm là gì?
When - Khi nào? bao lâu?
Where - Ở đâu?
Bạn hãy cùng xem thử ví dụ dưới đây nhé:
What - Học tiếng Nhật
When - Vào mỗi ngày trong tuần T2 đến T6 (Từ 3 đến 5 giờ chiều)
Where - Ở bàn học trong phòng
Nếu bạn cảm thấy việc cứng nhắc thời gian không phù hợp, bạn cũng có thể linh hoạt thời gian như:
2-4-6 (1 tiếng 30) & 3-5-7 (2 tiếng)
hoặc áp dụng phương pháp ABC (thời gian tối đa cho việc này → thời gian tối thiểu)
A: 2 tiếng
B: 1 tiếng 30
C: 1 tiếng
3. Lời kết
Dù cho là những nguyên nhân hay lý do nào đi chăng nữa, mình hy vọng bạn đã có cách giải quyết cho riêng mình sau khi đọc bài này. Cảm xúc có thay đổi, thì mình tin rằng trên con đường chinh phục tiếng Nhật, kiên trì và hành động sẽ giúp bạn chạm tới những gì mình mong muốn.
Nên lời nhắn cuối cùng mình muốn gửi đến các bạn là:
TƯƠNG LAI CỦA BẠN CHÍNH LÀ KẾT QUẢ CỦA NHỮNG QUYẾT ĐỊNH TRONG HÔM NAY
Nếu có 1 hành động QUAN TRỌNG với bạn NHẤT trong những gợi ý mình nói trên, bạn sẽ chọn điều gì để thực hiện ngay bây giờ?